Ứng dụng Vô tuyến sóng ngắn

Một số ứng dụng chính của băng tần vô tuyến sóng ngắn:

  • Phát thanh quốc tế chủ yếu do các trạm được chính phủ tài trợ, phát thanh các chương trình ra nước ngoài.
  • Phát thanh nội địa: được dùng rộng rãi cùng với vài đài FM, sóng trungsóng dài; hoặc cho các mạng chính trị, tôn giáo và đa phương tiện đan xen; hoặc cho phát thanh thương mại và phi thương mại do cá nhân trả phí.
  • Đài phát dịch vụ phát các bản tin không dành cho công cộng, dùng cho máy bay xuyên châu lục, bản tin mã hóa ngoại giao, bản tin thời tiết.
  • Đài phát bí mật. Đây là các đài phát thanh đại diện cho các phong trào chính trị khác nhau, bao gồm cả lực lượng nổi dậy hoặc lực lượng bạo động, các đài này không được chính phủ cấp phép hoạt động. Chương trình phát sóng bí mật có thể phát từ các đài đặt trong khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát hoặc từ quốc gia bên ngoài, sử dụng phương tiện truyền dẫn của quốc gia khác. Đài phát thanh bí mật được sử dụng trong Chiến tranh thế giới II để phát các bản tin từ phía quân Đồng minh vào khu vực kiểm soát của phe Trục. Dù Đức quốc xã tịch thu đài và cấm đoán, nhưng rất nhiều người vẫn tiếp tục nghe các chương trình này.
  • Đài số hiệu (Numbers Stations). Đây là các đài thường xuyên xuất hiện và biến mất trên tất cả các băng tần vô tuyến sóng ngắn nhưng chúng là các đài không được cấp phép và không thể bám theo được. Người ta tin rằng đài số hiệu được chính phủ điều hành, và được dùng để giao tiếp với các đơn vị tổ chức hoạt động bí mật trong lãnh thổ quốc gia khác.
  • Hoạt động vô tuyến nghiệp dư
  • Các đài phát tín hiệu thời gianđồng hồ vô tuyến: Ở Bắc Mỹ, WWV radioWWVH radio phát các tần số: 2500 kHz, 5000 kHz, 10000 kHz, và 15000 kHz. WWV luôn phát trên tần số 20000 kHz. Đài vô tuyến CHU ở Canada phát triên tần số: 3330 kHz, 7850 kHz, và 14670 kHz. Các đài đồng hồ vô tuyến tương tự khác phát trên các tần số sóng dài và sóng ngắn trên khắp thế giới. Truyền dẫn sóng ngắn chủ yếu dành cho người dùng, còn đài sóng dài thường dùng cho đồng bộ tự động đồng hồ.
  • Radar vượt đường chân trời: Từ năm 1976 tới 1989, hệ thống radar vượt đường chân trời Russian Woodpecker của Liên Xô đã gây nhiễu nhiều đài sóng ngắn của phương Tây phát chương trình vào lãnh thổ Liên Xô.

Thuật ngữ DXing, trong ngữ cảnh nghe tín hiệu vô tuyến của bất kỳ người dùng nào dùng băng tần sóng ngắn, là hoạt động giám sát trạm ở xa. Trong ngữ cảnh của vô tuyến nghiệp dư, thuật ngữ "DXing" đề cập đến liên lạc hai chiều với một trạm ở xa, sử dụng tần số vô tuyến sóng ngắn.

Viễn thông châu Á-Thái Bình Dương ước tính có khoảng 600.000.000 đài thu sóng ngắn được dùng trong năm 2002.[12] WWCR tuyến bố có 1,5 tỉ đài thu sóng ngắn trên toàn thế giới.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vô tuyến sóng ngắn http://www.angelfire.com/ok/worldofradio http://www.economist.com/world/international/displ... http://books.google.com/books?id=4OIDAAAAMBAJ&pg=-... http://www.stormfax.com/wireless.htm http://www.swling.com/ http://www.wwcr.com/wwcr_faq/latest_sw_rx_research... http://www.vlf.it/frequency/bands.html http://www.aptsec.org/meetings/2002/apg2003-4/(56)... http://www.archive.org/stream/beyondionosphere00un... http://www.arrl.org/news/features/1998/1102/2/?nc=...